Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Doanh nghiệp trong nước: Tìm cách chiếm lĩnh thị trường Campuchia    6/11/2009 9:16:41 AM
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam qua Campuchia chứ không nên đưa hàng từ Campuchia về nước bán lại.

Doanh nghiệp trong nước: Tìm cách chiếm lĩnh thị trường Campuchia

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam qua Campuchia chứ không nên đưa hàng từ Campuchia về nước bán lại.

275507924_11_chot

Trong khi một số thị trường xuất khẩu truyền thống đang bị giảm sút, thì Campuchia đang được xem là thị trường rất tiềm năng để các doanh nghiệp (DN) trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng.

Thị trường nhiều tiềm năng

Ông Trương Phú Chiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica), cho biết công ty đã xuất khẩu hàng qua Campuchia được năm năm và đạt được nhiều hiệu quả. Vì vậy, việc đẩy mạnh đưa hàng Việt qua Campuchia là điều nên làm bởi năng lực sản xuất ở đây chưa cao. Người dân Campuchia chủ yếu vẫn tiêu thụ hàng hóa đến từ nhiều nước.

Theo Hiệp hội DN TP.HCM, qua khảo sát, hầu hết DN đều gặp thuận lợi khi đưa sản phẩm vào thị trường Campuchia khi lượng hàng xuất sang luôn tăng. Điều này chứng tỏ rằng người tiêu dùng ở đây đã tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của hàng Việt Nam.

Vừa qua, UBND TP.HCM đã giao cho Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) xây dựng dự thảo kế hoạch chi tiết việc đưa hàng xâm nhập thị trường Campuchia. Theo báo cáo của ITPC, với sức mua của hơn 14 triệu dân thì đây được coi là một thị trường tiềm năng.

Dự thảo cũng nêu rõ, để thúc đẩy chương trình đưa hàng qua Campuchia, TP.HCM sẽ đẩy mạnh việc quảng cáo. Việc quảng cáo dự kiến sẽ thông qua hai phương tiện chính là pano và đài truyền hình số của Campuchia (CTN - Cambodia Television Net). Kinh phí thực hiện trên CTN với thời lượng khoảng 180 phút ước tính sẽ mất khoảng 21.600 USD.

Ông Từ Minh Thiện, Giám đốc ITPC, cho biết những mặt hàng có thể xuất khẩu sang Campuchia là thực phẩm chế biến, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nhựa, cao su, điện máy... Dự kiến trong tháng 6, ITPC sẽ dẫn một đoàn khảo sát các kênh phân phối và đại lý bán hàng Việt Nam tại Campuchia. Tại đây đoàn sẽ làm việc với các đối tác Campuchia về chương trình quảng bá, thu thập thông tin về kênh phân phối và đại lý bán hàng tại Campuchia...

Nghiên cứu cũng cho thấy hơn 50% dân số ở đây có nhu cầu thấp nên người tiêu dùng Campuchia quan tâm trước hết là mẫu mã, giá cả, sau đó mới đến chất lượng. Do đó, ITPC khuyến cáo để hàng hóa Việt Nam vào được thị trường Campuchia thì yếu tố cạnh tranh về giá cả cần phải đưa lên hàng đầu.

“Đấu” với hàng Trung Quốc, Thái Lan

Được coi là một thị trường tiềm năng nhưng để hàng hóa của mình chiếm lĩnh được thị trường Campuchia thì DN Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu tiên là hàng của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc và Thái Lan. Hiện tại ở Campuchia, hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan đang có phần lấn lướt hàng Việt.

Chưa kể là các DN Việt Nam ở Campuchia hoạt động nhỏ lẻ và chưa hình thành mạng lưới phân phối vững chắc. Thêm nữa, sức mua của người dân Campuchia còn thấp do tỷ lệ người nghèo còn quá cao, hạ tầng giao thông, điện nước còn kém. Ngoài ra, vấn đề thủ tục xuất khẩu và thanh toán cũng gây ra khó khăn cho DN.

Để hàng Việt vào được Campuchia, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho rằng việc đầu tiên là đoàn khảo sát nên đưa các DN đến nơi bán hàng tại Campuchia để cảm nhận được sức mua thực tế của thị trường. Đồng thời, tổ chức cho DN trực tiếp gặp các nhà phân phối, nghiên cứu sâu xem mặt hàng nào tác động đến người tiêu dùng Campuchia.

Bà Hạnh nhấn mạnh nên xác định mục tiêu chương trình là đẩy mạnh đưa hàng Việt Nam qua chứ DN không nên nhập hàng từ Campuchia về Việt Nam bán lại. Bởi hiện nay, đa số mặt hàng được bày bán tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) là hàng nhập và có rất ít hàng của Việt Nam. Vì vậy, trong chiến lược thúc đẩy bán hàng qua Campuchia, DN cần phải chú trọng đến yếu tố hàng Việt chứ không chỉ đơn thuần hiểu là bán hàng gì cũng được.

Theo Pháp Luật TPHCM

  
tác giả  

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật
HBA làm việc với các Sở chức năng của Hà Nội