Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Mơ hồ vấn đề pháp lý của tập đoàn kinh tế    5/26/2009 8:22:47 AM
Đó là vấn đề nổi bật tại cuộc hội thảo về tập đoàn kinh tế nhà nước tổ chức hôm qua 25.5 ở Hà Nội.

 

32.png

Khai thác dầu khí ở Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro của Tập đoàn dầu khí VN - Ảnh: Đ.N.T


Đó là vấn đề nổi bật tại cuộc hội thảo về tập đoàn kinh tế nhà nước tổ chức hôm qua 25.5 ở Hà Nội.


Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, các tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước cho đến nay vẫn hoạt động thiếu một khung pháp lý cụ thể về quyền hạn của chủ sở hữu, trách nhiệm giải trình của các TĐKT đối với chủ sở hữu vốn nhà nước... Đây là điều rất không bình thường và sơ hở nghiêm trọng. Ông Doanh dẫn chứng: Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tại điều 149: "TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT". Tuy nhiên, đến 12.8.2008 mới có dự thảo Nghị định về quản lý TĐKT nhà nước và cho đến nay (tháng 5.2009), vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào về vấn đề này được ban  hành. Vậy trong suốt thời gian qua, hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền vốn thuộc sở hữu nhà nước được quản lý theo khung pháp lý nào, trách nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng Quản trị quản lý vốn thuộc sở hữu nhà nước được quy định ở đâu?


Ông Trần Xuân Lịch, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư đặt vấn đề: Nếu không ban hành quy định pháp luật về TĐKT thì những vướng mắc của các tập đoàn hiện nay được giải quyết theo căn cứ nào? Đặc biệt là các vấn đề như tiêu chí, điều kiện hình thành TĐKT; địa vị pháp lý, tên gọi và cơ cấu của các TĐKT; kiểm soát độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các tập đoàn; vấn đề đầu tư trong TĐKT (đầu tư ngược, chéo).


Trong khi đó theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội: sự đổi mới về chính sách và cơ chế quản lý để các tổng công ty nhà nước có điều kiện vận động và phát triển thành TĐKT nhà nước, tức là Nhà nước đóng vai trò "bà đỡ", chứ Nhà nước không thể thay thế thị trường để sản sinh ra các tập đoàn bằng các quyết định hành chính. Không ai thành lập được tập đoàn. Chỉ có thể thành lập một doanh nghiệp (hình thành một pháp nhân), chứ không thể thành lập một nhóm doanh nghiệp tức tập đoàn (với nhiều pháp nhân), nên không thể có pháp nhân của tập đoàn (hiểu khái niệm pháp nhân theo luật dân sự).


Đại diện cho các tập đoàn nhà nước, ông Đoàn Văn Kiển - Chủ tịch Tập đoàn  Than - Khoáng sản (TKV) cho rằng: "Chúng tôi đồng ý là phải có một khung pháp lý rõ ràng đối với TĐKT nhà nước. Cần phân biệt quản lý làm hai luồng, quản lý Nhà nước và quản lý chủ sở hữu. Nếu không sẽ rất lúng túng".


Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cũng nhất trí cần sớm tổ chức tổng kết một cách khoa học, khách quan mô hình "thí điểm" các tập đoàn và đưa ra các kiến nghị cần thiết để có thể sớm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các tập đoàn vì lợi ích của đất nước.

 

  
tác giả Xuân Danh 

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật
HBA làm việc với các Sở chức năng của Hà Nội