Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Cần xây 'hàng rào' cho chất lượng hàng hóa    7/10/2009 3:43:17 PM
Theo tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các nước đã xây "hàng rào" tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, trong đó, có hàng nhập khẩu. Còn Việt Nam chưa làm hoặc làm 'không đến nơi đến chốn' khiến người tiêu dùng dễ gặp rủi ro.

- Xin ông cho biết quan điểm về việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa?

- Tôi cho rằng, chúng ta cần phải xây dựng cho được và thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu chất lượng hàng hóa nói chung, trong đó có hàng hóa nhập khẩu, để bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước. Tiêu chuẩn ở đây bao gồm cả về kỹ thuật, chất lượng, giá cả… Yếu tố mẫu mã, bao gì cũng phải xét đến. Các nước đã xây “hàng rào” nhưng còn chúng ta chưa làm hoặc làm chưa đến nơi đến chốn là thua thiệt, rủi ro cho doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước.

- Chúng ta sẽ xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại và kiểm tra, giám sát thế nào khi thị trường có hàng triệu mã hàng hóa?

- Chúng ta phải lựa chọn những mặt hàng cấp thiết, quan trọng, liên quan đến sức khỏe, đời sống của nhiều người, đang nổi lên những vấn đề lớn để tập trung làm, sau đó mở rộng dần. 

- Thời gian qua, hầu hết thông tin về một số hàng hóa kém chất lượng xuất xứ từ Trung Quốc đều do cơ quan quản lý nước này phát hiện. Trong lúc chưa có bộ tiêu chuẩn, theo ông, Việt Nam cần có biện pháp nào để tiến hành kiểm tra, xử lý hàng Trung Quốc trôi nổi, kém chất lượng?

- Chúng ta cần có ngay văn bản hướng dẫn cụ thể, mà ở đây là cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Công thương, để xử lý những vấn đề trước mắt, đang gây lúng túng, tranh cãi. Còn về lâu dài, tôi cho rằng cần có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh như Luật hoặc Pháp lệnh về vấn đề này.

- Để xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh về tiêu chuẩn hàng hóa, theo ông, cần chú ý vấn đề nào?

- Trước hết, chúng ta phải tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là hàng trôi nổi, hàng nhập lậu. Trên cơ sở thực trạng, tính chất, mức độ, chúng ta mới xây dựng chính sách, biện pháp mang tính khả thi. Cần tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”, làm nản lòng cả cơ quan thực thi pháp luật lẫn người tiêu dùng, từ đó giảm hiệu lực của pháp luật.

 

885802726_kt__hang_hoa
Lúng túng trong xử lý hàng kém chất lượng, người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước chịu thiệt.
Ảnh: Đức Long.

- Ông nhận định thế nào về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

- Tôi cho rằng chưa. Phần vì lực lượng này cũng phải “ôm” một khối lượng công việc khá lớn, phần khác vì trình độ hiểu biết của cán bộ còn hạn chế, thông tin kinh nghiệm chưa nhiều… Như việc xử lý mặt hàng sữa nhiễm melamine, hay quần áo có nghi nhiễm formadehyde vừa qua cho thấy, các cơ quan có trách nhiệm còn lúng túng, sợ trách nhiệm, “đá bóng” cho nhau…

- Theo ông, Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này thế nào?

- Để vấn đề này trở thành trọng tâm trong xây dựng Luật hay giám sát thì phải rơi vào một trong hai trường hợp: một là, Quốc hội chủ động đặt ra trên cơ sở kiến nghị của cử tri, bức bách xã hội, nhưng vấn đề này hiện chưa đến mức ấy. Hai là, cơ quan quản lý chuyên ngành nếu thấy rằng đây là vấn đề cấp bách thì phải chủ động tập trung xây dựng hệ thống văn bản, đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua.

Quốc hội đang tập trung hai nội dung giám sát là xây dựng cơ bản và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đây là vấn đề quan trọng nên có thể sẽ được Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, xem xét trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh, trách nhiệm trước hết vẫn phải là của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Cảm ơn ông! 

 

Kiểm soát chặt đầu vào
Trong khi chúng ta chưa xây dựng được hàng rào kỹ thuật thì cách tốt nhất là kiểm soát chặt đầu vào. Bài học về hoa quả, rau của Việt Nam bị ách tại cửa khẩu cho thấy, phía Trung Quốc cũng thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra chất lượng, không có lý do gì chúng ta không làm được.

Việc xây dựng hàng rào kỹ thuật có thể sẽ khiến chính các doanh nghiệp trong nước chưa thể theo kịp, vì thế tôi cho rằng trước mắt VN cứ kiểm tra thận trọng, mặt hàng nào đạt chất lượng thì cho vào và ngược lại.

  
tác giả Theo Đất Việt 

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật