Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam    10/3/2011 8:35:51 AM

  1. A. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, gía cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, trong nước thiên tai và thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống xã hội, một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng, mặt khác chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ngăn chăn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian qua là nguyên nhân chính dẫn đến việc nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát ngày càng gia tăng. gây bất ổn đối với môi trường kinh doanh.Trước bối cảnh đó, ngày 24/2/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đây được xem là nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

 

Nhằm đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của cộng đồng doanh nghiệp và những tác động của Nghị quyết tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau hơn một tháng triển khai thực hiện Nghị quyết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thực hiện cuộc “Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”. Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 15/4/2011 đến 30/4/2011 thông qua sàn thông tin trực tuyến Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam -VBiS (www.vbis.vn) và các Chi nhánh, Văn phòng dại diện của VCCI trên toàn quốc. Tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát là 360 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 8,7%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 25,8%, doanh nghiệp vừa chiếm 36,8% và doanh nghiệp lớn chiếm 28,7%. Mặc dù còn nhiều hạn chế về độ lớn và cơ cấu phân bổ của mẫu khảo sát về mặt địa lý, ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng các câu trả lời rất tốt, thể hiện rõ sự hiểu biết thấu đáo vấn đề và ý thức thành tâm đóng góp của người trả lời, những người đang đảm nhiệm vị trí quản lý của doanh nghiệp.

  1. B. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

  1. 1. CẢM NHẬN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi xét về cảm nhận chung của các doanh nghiệp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quý I/2011 so với quý IV/2010 kết quả điều tra cho thấy có 48,5% doanh nghiệp cho rằng tình hình cơ bản ổn định, và có 26.5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình có khá hơn và 25,1 % số doanh nghiệp cho rằng xấu đi. Sự “ổn định“nêu trên trong cảm nhận của đa số các doanh nghiệp là do phần lớn các yếu tố thành phần sau đều ổn định: hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên, năng suất lao động bình quân của một công nhân viên và sản phẩm tồn kho. Tuy nhiên một số yếu tố khác có những biến đổi lớn như:  Tổng doanh số tăng lên do giá bán bình quân tăng lên nhưng lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm lại giảm đi. Điều này có thể giải thích rằng giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm tăng lên nhưng đồng thời giá thành bình quân trên một đơn vị sản phẩm cũng tăng lên và tốc độ tăng của giá thành cao hơn tốc độ tăng của giá bán, dẫn đến lợi nhuận giảm.

Thực  tế cho thấy , quý 1 năm 2011 không phải là quý dễ dàng đối với doanh nghiệp cho dù có cảm nhận “ổn định  hơn quý IV/2010 “ tổn tại ở  đa số doanh nghiệp. Chính sự ra đời của Nghị quyết 11/ NQ-CP ngày 24/2/2011 đã tạo nên cái nhìn có chút lạc quan hơn đối với doanh nghiệp. Kỳ vọng về việc cát giảm lỗ cũng được đưa ra nhưng không dễ dàng . Cũng đã có những tín hiệu nhất định trong việc giảm giá bán, tuy không nhiều nhưng cũng là đóng góp đáng kể trong điều kiện lạm phát hiện nay.

  1. 2. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG SX-KD DOANH NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP

 

Theo kết quả của cuộc khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp trả lời khảo sát đều biết đến và thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP. Tỷ lệ doanh nghiệp biết đến Nghị quyết 11 chiếm 76,7%, trong khi số doanh nghiệp không nghe nói đến Nghị quyết này chiếm 23.3%. Hầu hết các doanh nghiệp biết đến Nghị quyết 11/NQ-CP thông qua truyền hình, báo chí hoặc tự tìm hiểu thông qua internet hoặc các mối quan hệ cá nhân.

 

Tỷ lệ đồng tình của các doanh nghiệp đối với trọng tâm “Rà soát, sắp xếp, cắt giảm và loại bỏ những dự án kém hiệu quả, đầu tư dàn trải” là khá cao : 92% .

 

Đối với trọng tâm “Hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu” các doanh nghiệp cũng đã đặc biệt nhiệt tình hưởng ứng : 83% .

 

Thực hiện chương trình tiết kiệm điện” là trọng tâm đươc hầu hết các doanh nghiệp đòng tình ủng hộ : 92,6% .

 

90% các doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn đồng ý coi “thực hiện bình ổn giá” là trọng tâm của việc thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP .

 

Đối với “trọng tâm tái cấu trúc”, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các biện pháp như: giảm giá thành, tăng năng suất, mở rộng thị trường, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

 

Đối với trọng tâm mở rộng thị trường, có thể nói đây là trọng tâm mà doanh nghiệp thực hiện thành công nhất trong 3 trọng tâm hàng đầu của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Có tới 50,14% doanh nghiệp hoàn toàn hài lòng với những kết quả đạt được và 31,89% doanh nghiệp cơ bản hài lòng.

 

 

  1. 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ QUYẾT 11/ NQ-CP TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Trên 64 % các doanh nghiệp trả lời việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu có ảnh hưởng nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và chỉ có 0,8% doanh nghiệp trả lời là không có ảnh hưởng gì.

 

Hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn trả lời không rõ về tác động của chính sách tài khóa thắt chặt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

 

Việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 được phần lớn các doanh nghiệp đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể nhưng không nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của họ trong thời gian qua với khoảng  60,5% số ý kiến. Tuy nhiên, đáng lưu ý là chính sách điều hành lãi suất được nhiều doanh nghiệp cho là có tác động không tốt hơn là có tác động tốt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian hiện nay. Điều này dẫn tới tình trạng có rất nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, hoặc phải vay ngân hàng với lãi suất khá cao.

Các biện pháp điều hành tỷ giá linh hoạt tỷ giá và thị trường ngoại hối phù hợp với diễn biến của thị trường được đánh giá khá tích cực: Có tới 72% doanh nghiệp nhận định rằng nhu cầu ngoại tệ của họ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu được đáp ứng đầy đủ, trong khi các doanh nghiệp còn lại chỉ đáp ứng được đáp ứng ở tỷ lệ trung bình 49% nhu cầu ngoại tệ của họ.

 

Đối với các chính sách thuế , có 62,8% doanh nghiệp trả lời có tác động tích cực trong khi vẫn còn 7,94% doanh nghiệp cho rằng không hề có tác động gì.

 

Đa số các chính sách đều có tác dụng tốt đến hoạt động của các DNNVV, nhất là chính sách giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho DNNVV, chính sách thúc đẩy sx-kd và chính sách khuyến khích XK, hạn chế nhập khẩu. Riêng chính sách điều chỉnh lãi suất đã có tác động không tốt đến hoạt động của các DNNVV.

 

  1. 4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11/ NQ-CP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Nghị quyết 11/ NQ-CP đưa ra một loạt các giải pháp và được triển khai khá quyết liệt. Các nội dung mà doanh nghiệp cho là đã được thực hiện tốt  nhất đó là việc điều hành linh hoạt tỷ giá và thị trường ngoại hối phù hợp với diễn biến của thị trường và việc xem xét miễn giảm thuế nguyên liệu đầu vào phục vụ xuất khẩu.  Điều chỉnh giá xăng dầu và điều chỉnh giá điện là hai nội dung mà các doanh nghiệp cho là được thực hiện chưa tốt.

VCCI được nhiều doanh nghiệp đánh giá là đã có nhiều nỗ lực và nỗ lực rất cao trong việc vận động doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 11 nhất, tỷ lệ này chiếm 77%, tiếp theo là các hiệp hội doanh nghiệp chiếm 52.7%, đứng thứ ba là các cơ quan chính quyền địa phương.

  1. C. CÁC KIẾN NGHỊ

  1. 1. Các kiến nghị của doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn hiện tại của nền kinh tế vĩ mô và chính sách của nhà nước:

Kiến nghị về lãi suất:

Các doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó đa số các doanh nghiệp cho rằng nhà nước nên điều chỉnh linh hoạt lãi suất theo diễn biến của thị trường hơn là để thị trường quyết định hoàn toàn hoặc là nhà nước kiểm soát tuyệt đối.


Kiến nghị về tỷ giá:

Cũng giống như chính sách về lãi suất, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng nhà nước nên điều chỉnh linh hoạt tỷ giá theo diễn biến của thị trường hơn là để thị trường quyết định hoàn toàn

Kiến nghị về việc điều chỉnh tỷ giá điện và xăng dầu:

Doanh nghiệp mong muốn trong thời gian tới chính phủ cần đưa ra một lộ trình hợp lý trong việc điều chỉnh để ổn định giá những mặt hàng này và lộ trình này cần được thực hiện một cách chặt chẽ, minh bạch và công khai.

Các kiến nghị khác.

  1. 2. Kiến nghị của VCCI để thực hiện tốt hơn Nghị quyết 11

Như kết quả khảo sát cho thấy, vẫn tồn tại khoảng 23,3% doanh nghiệp chưa nghe nói đến Nghị quyết 11 do những doanh nghiệp này chưa có thói quen chủ động tìm hiểu những văn bản, quy định mới của Chính phủ. Như vậy, cần có một số tổ chức, cơ quan chính thức phát động, tuyên truyền  phong trào thực hiện Nghị quyết 11 tới cộng đồng doanh nghiệp. Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tới đây sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động nhằm tuyên truyền rộng rãi và thực hiện tốt hơn Nghị quyết 11 của Chính phủ  trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. VCCI sẽ gửi công văn tới các doanh nghiệp cùng với Nghị quyết 11 tới các doanh nghiệp trên cả nước hoặc tổ chức những buổi tọa đàm về Nghị quyêt 11 để Nghị quyết được tuyên truyền sâu rộng hơn và thực hiện tốt hơn trong cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan chính quyền địa phương cũng cần có những chương trình tuyên truyền Nghị quyết 11 tới các doanh nghiệp hội viên, tới các doanh nghiệp trên địa bàn để Nghị quyết được phổ biến sâu rộng hơn trong cộng đồng doanh nghiệp.

 

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, hai nội dung của Nghị quyết 11 có liên quan đến doanh nghiệp là : Nộp thuế đúng hạn, đầy đủ và nộp hết các khoản thuế còn nợ đọng và tham gia chương trình bình ổn giá chưa được thực hiện tốt. Vì vậy, các cơ quan liên quan như các cơ quan quản lý thuế các cấp, cơ quan quản lý thị trường cần cho chương trình cụ thể để các nội dung này được thực hiện tốt hơn.

  
tác giả  

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật
HBA làm việc với các Sở chức năng của Hà Nội