Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Các nước phát triển sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng tốt    12/5/2012 9:42:28 AM

Ngày 30/11/2012, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Dự báo và Chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam – Tư duy chiến lược của nhà Quản trị 2013-2015”. Sự kiện nhằm dự báo chính sách kinh tế vĩ mô, đề xuất các kiến nghị với Đảng và Nhà nước về các quyết định chính sách kinh tế giai đoạn 2013 - 2015 từ đó xây dựng chiến lược của các nhà quản trị doanh nghiệp để đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối mặt và vượt qua những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu để phát triển bền vững.


Phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phóng vấn với Tiến sĩ. Patrick Dixon,  một trong những nhà tư duy chiến lược kinh tế vĩ mô và quản trị đương đại hàng đầu thế giới, Chủ tịch tổ chức quốc tế về Nghiên cứu và Tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange. Thu Hà- Lê Hiền thực hiện.


Theo IMF và WB, triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ còn ảm đạm trong một vài năm tới. Ông đánh giá thế nào về những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế? Những lĩnh vực nào sẽ là dấu hiệu nhận biết sự phục hồi này?


Sự thật là chúng ta đã không nhìn thấy trước sự suy thoái của kinh tế thế giới. Trong khi vẫn phải tiếp tục thực hiện những điều chỉnh vĩ mô, các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng tốt, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng này do chi phí nhân công thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Kết quả là các nước trong khu vực châu Á sẽ đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính, và tính tới năm 2015 sẽ chiếm 40% sản lượng toàn cầu  xét về Sức mua tương đương (PPP).


Một bản dự báo gần đây về quá trình phục hồi kinh tế tại Hoa kỳ và Anh cho thấy có sự tăng trưởng trong thị trường cho vay thế chấp mua nhà và cho vay doanh nghiệp. Hãy nhìn vào bản cân đối kế toán của các DN trong Fortune 1000. Các công ty đa quốc gia ứ đọng 2 nghìn tỷ USD do việc thiếu niềm tin. Khi niềm tin trở lại, chúng ta có thể thấy cả núi tiền sẽ đổ vào đầu tư, và đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy sự phục hồi.


Ngoài ra, một chỉ số quan trọng có thể dự báo sớm sự thay đổi trong các hoạt động kinh tế của một quốc gia, ví dụ như ở Trung Quốc là việc gia tăng tiêu dùng điện năng hay là hàng nhiều tấn hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường sắt. Tuy nhiên các con số này không phải lúc nào cũng rõ ràng.


Theo ông, tương lai của ngành ngân hàng tác động đến các nước đang phát triển như Việt Nam thế nào?


Thúc đẩy ngân hàng cho vay sẽ là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều chính phủ, với nhiều chính sách hỗ trợ bảng cân đối tài sản, tái cấp vốn và do đó các ngân hàng có thể cung cấp tín dụng với chi phí thấp, giải quyết các khoản nợ xấu quy mô lớn, vv..


Có rất nhiều các nước đang phát triển gặp phải vấn đề các DN nhà nước hoạt động không hiệu quả và lâm vào cảnh nợ nần. Đó là vấn đề cần phải giải quyết tuy nhiên nếu nóng vội đưa ra các biện pháp rất có thể sẽ gây hậu quả.


Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển và phục hồi kinh tế so với các nước khác trong khu vực và thế giới là gì, thưa ông?


Tăng trưởng kinh tế sẽ liên quan chặt chẽ đến đầu tư nội địa, đặc biệt vào các lĩnh vực sàn xuất giá trị lớn. VN trong quá trình chạy đua toàn cầu để thu hút vốn đầu tư. Sự cạnh tranh là rất lớn. Các quốc gia được các nhà đầu tư xếp hạng phụ thuộc vào các yếu tố như sự ổn định kinh tế và chính trị, hiệu lực của luật pháp, mức thuế, sự khuyến khích của chính phủ đối với nhà đầu tư, sự bãi bỏ các quy định hạn chế quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực kinh doanh chính, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ… Nhiều yếu tố trong số này của Việt Nam được đánh giá cao.


Vậy xu thế định hướng kinh doanh trong thời gian tới là gì? Theo ông các xu hướng này có ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?


Bên cạnh những thay đổi và những xu thế dễ nhận thấy như: nhân khẩu học, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng tiêu dùng nội địa, những thiết bị điện tử cầm tay… thì có một số xu thế đáng chú ý trong thời gian tới trong các lĩnh vực: dịch vụ, bán lẻ…


Ngoài ra, sẽ có những thay đổi căn bản trong lĩnh vực ngân hàng, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh phi truyền thống, sự tăng trưởng trong lĩnh vực bảo hiểm, tiết kiệm và quỹ hưu trí trong các thị trường mới nổi. Đây chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính trong 20 năm tới.


Việt Nam sẽ trở thành quốc gia được biết tới với mức chi phí sản xuất thấp, hiệu quả cao, sẽ là công xưởng đồ may mặc, giày dép, thủy sản, dầu, cao xu, thép và các sản phẩm công nghệ cao. Việt Nam đã nhận được hơn 200 tỷ USD từ các nhà đầu tư nưới ngoài trong 25 năm qua  và dự kiến sẽ có dòng vốn khổng lồ chảy vào Việt Nam trong thập kỷ tới trong tất cả các lĩnh vực.


Đặc biệt, đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng có tỷ lệ Carcon thấp sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới. Các công ty của Việt Nam sẽ tìm kiếm được rất nhiều cơ hội trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ xanh, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thế giới là vấn đề năng lượng trong tương lai.

  
tác giả http://www.vccinews.vn 

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật